Gà bị khò khè có đờm là bệnh gì? Đây là căn bệnh khá phổ biến ở gà mỗi khi thời tiết thay đổi. Căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của chúng. Tình trạng bệnh lây lan khá nhanh, mặc dù không gây chết gà nhưng năng suất chăn nuôi cũng giảm đi đáng kể.
Bà con cùng theo dõi bài viết của Daga67.com để tìm hiểu căn bệnh này nhé!
Gà bị khò khè
Gà bị khò khè có đờm là căn bệnh khá phổ biến ở gà. Đặc biệt vào những lúc thời tiết trở trời mưa gió hoặc vào những thời điểm giao mùa; thì số lượng gà bị nhiễm bệnh tăng lên đáng kể.
Bệnh gây ra do con vi khuẩn Mycoplasma gallicepticum. Chúng tấn công trực diện vào hệ hô hấp của gà, làm hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu dần rồi từ từ tấn công vào các cơ quan nội tạng bên trong. Bệnh này đã xuất hiện từ rất lâu và khá phổ biến ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt như nước ta.
Để nhận biết gà có bị bệnh hay không, bà con có thế nhận dạng qua các dấu hiệu như sau.
Cách nhận dạng gà bị khò khè có đờm
Dấu hiệu gà bị khò khè có đờm
Thở khò khè
Đây là dấu hiệu đầu tiên khi gà mắc bệnh. Phần khí quản của chúng có đàm nên thường hô hấp sẽ khó khăn hơn mọi khi. Gà hay thở ngắt quãng, khó khăn trong việc hít thở. Vào lúc này bà con nên theo dõi tiếp các biểu hiện của gà.
Hay vẩy mỏ
Do đàm tích tụ nhiều nên chúng rất hay bị ngứa nên hiện tượng gà vẩy mỏ cũng là dấu hiệu để nhận biết cho bệnh này. Bản năng chúng muốn vẩy mỏ để bớt cảm giác khó chịu cho phần cổ họng.
Gà ủ rũ, kém ăn
Dấu hiệu này khá giống với những bệnh dịch về gà phổ biến nhất hiện nay như bệnh dịch tả gà; bệnh thương hàn ở gà; bệnh Gumboro;…Chúng lúc nào trông cũng mệt mỏi, thiếu sức sống. Lượng thức ăn bắt đầu giảm dần do đờm nhiều; tích tụ quanh cổ họng.
Phân gà
- Phân lỏng, thường xuyên bị tiêu chảy.
- Phân có màu xanh, trắng.
- Trong phân có chất nhớt, sệt như đờm.
Nguyên nhân gà bị khò khè có đờm
Môi trường sống
- Chuồng trại không được che chắn làm cho gà dễ bị nhiễm lạnh. Nước đọng trong chuồng, thức ăn chưa được dọn sạch làm cho vi khuẩn có hại ngày càng phát triển.
- Gà sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, khí độc hại. Lâu ngày cũng ảnh hưởng trực diện đến hệ hô hấp.
- Thức ăn và nước uống để qua ngày hoặc đã bị mốc cũng là nguyên nhân gây bệnh cho gà.
Hệ miễn dịch kém
Chủ yếu là gà con. Khi hệ miễn dịch của chúng chưa hoàn chỉnh thì khả năng chúng bị bệnh là khá cao. Tuy nhiên, những con đang mắc những căn bệnh khác thì có thể trạng bệnh diễn biến trầm trọng thêm.
Vi khuẩn lúc này không có hàng rào miễn dịch bảo vệ nên dễ dàng tấn công vào cơ thể gà. Nơi nó xâm chiếm đầu tiên là hệ hô hấp của gà.
Lây bệnh
Gà bị khò khè vẫn lây từ con nhiễm bệnh sang con khỏe mạnh nhé! Khi phát hiện 1 cá thể bị nhiễm bệnh cần tách riêng ra khỏi chuồng để tránh lây lan mất kiểm soát.
Gà bị lây bệnh trong quá trình ăn uống chung, hô hấp hoặc cũng có thể dính phân của cá thể bị nhiễm bệnh.
Cách chữa gà bị khò khè có đờm
Đối với những con bị nhẹ, có thể áp dụng các biện pháp dân gian để tránh lạm dụng thuốc tây như sau.
Chữa gà bị khò khè bằng thủ thuật dân gian
- Gừng tươi là thần dược đối với căn bệnh này. Nấu nước gừng cho chúng uống, một ngày 3 lần. Uống trong khoảng 1 tuần thì có thể dứt bệnh hoàn toàn. Gừng có tính sát khuẩn cao; nên không chỉ được dùng trong điều trị cúm gà; mà còn đối với cúm người khá hiệu quả.
- Hoặc bà con cũng có thể cho gà ăn tỏi. Trong tỏi cũng có các chất giúp tiêu đờm nhanh chóng. Tuy nhiên, áp dụng đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa gà bị khò khè bằng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc Ery là sự lựa chọn hợp lí nhất. Uống 1 viên/ 1 ngày. Uống khoảng 3 ngày thì nên ngưng. Lưu ý khi sử dụng thuốc này.
- Vào ngày đầu nên cho uống 2 buổi, mỗi buổi nửa viên.
- Ngày cuối cùng cho uống nguyên viên vào buổi sáng.
Uống thêm các loại thuốc đặc trị hen như Martylan giúp hỗ trợ tiêu đàm. Thúc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh cho gà. Bổ sung thêm cho gà các loại vitamin như viatmin B1, tăng sức đề kháng sẽ làm cho gà mau lấy lại sức.
Ngoài ra, bổ trợ thêm các chế phẩm trong việc điều trị gà bị khò khè là Bio-Spiracol; Bio-Tylanford.
Thực hiện các chế độ phòng bệnh chặt chẽ luôn là biện pháp ngừa bệnh tốt nhất. Bà con hãy đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô thoáng. Thức ăn, nước được thay mới và rửa sạch các dụng cụ sau khi ăn uống là việc làm cần thiết. Nếu trong chuồng có con bị nhiễm bệnh cần được cách ly ngay lập tức.
Gà bị khò khè có đờm không quá nguy hiểm. Bà con có thể áp dụng việc chữa trị bệnh bằng các phương pháp dân gian hoặc sử dụng thuốc kháng sinh. Cùng daga67.com tìm hiểu các bệnh gà đá mỗi ngày để tích lũy các kiến thức cần biết cho việc phòng bệnh.