Cách nuôi gà đá bo lớn, nhanh tới pin nhất !

Cách nuôi gà đá bo lớn như thế nào nhanh nhất? Hẳn đây là câu hỏi được nhiều anh em sư kê đặc biệt quan tâm nhất! Đừng lo lắng, Daga67 đã cất công tìm hiểu và tổng hợp tất cả những kinh nghiệm hay nhất từ các sư kê lão làng. Cùng xem bài viết để có trong tay những cách nuôi gà đá bo lớn hay nhất nhé!

cách nuôi gà tre đá bo lớn
Cách nuôi gà đá bo lớn giúp anh em luyện được gà hay, gà dữ.

Cách nuôi gà tre đá bo lớn

Muốn biết và tận hưởng thú nuôi gà phải chịu nhọc công với nó. Phải đãi lúa, hứng nước mưa; phải biết tắm gà, biết dùng thuốc phòng, trị bệnh gà, nhất là phải biết và chịu khó luyện gà. Tất cả những cái lỉnh kỉnh ấy là để phục vụ cho một nghề chơi. Thú chơi gà lúc nào cũng lắm công phu, nhưng bù lại sẽ có những phút vui hí hửng khi gà thắng trận ở đấu trường. Bởi vậy cách nuôi gà đá bo lớn, nhanh tới pin đòi hỏi rất nhiều công sức. Anh em kiên trì làm theo thì ắt có gà hay đem đi đá.

Việc đầu tiên sau khi chọn được một con chiến kê hay là tỉa tót lông cho gà. Bộ lông mã, mọc từ lưng thòng xuống che hai bên hông, lông dài thêm vẻ đẹp, nhưng lượt thượt quá thì mất gọn, nên sửa cho gà trông thon khỏe, oai phong. Cắt tỉa rồi thoa rượu thuốc, rồi vần, rồi chạy lồng và cả đi hơi.

Cách nuôi gà đá bo lớn đầy đủ nhất

Cách nuôi gà đá tăng bo

Chạy lồng là nhốt gà trong hai chiếc lồng, chiếc lồng lớn chụp bên ngoài, trong còn một lồng khác nhỏ hơn. Cốt làm sao cho hai gà, con trong con ngoài, “tương kiến bất tương đả”. Vì hai lồng tre cách xa phân chia, hai con gà không cắn mổ nhau được. Con gà nuôi để bên trong, bên ngoài thả con khác (cho hai con “đá bóng” nhau). Cả hai con trông thấy nhau, phùng trợn, gườm liếc, kiếm chỗ hở túi bụi nhưng không làm gì nhau được. Hai gà tức giận đành lấy chân quào đất, muốn ăn tươi nuốt sống nhau chỉ chờ có dịp.

Phép chạy “lồng” phải xem chừng cho lắm; lơ đễnh một chút, hai gà mổ xói nhau, nan tre sẽ làm xể mặt, hư mỏ, rách khóe. Những vết này, dẫu sơ sịa cũng rất khó lành và gà sẽ trở nên vô dụng.

cách nuôi gà đá tăng bo
Chạy lồng thường xuyên giúp gà luyện tập khả năng chiến đấu.

Cách nuôi gà đá bo lớn bằng cách đi hơi

Đi hơi là phương pháp lấy vải dày hoặc da mỏng bao mặt bịt mỏ gà chỉ chừa hai mắt; hai con thấy nhau những không mổ cắn gì được, chỉ xạ nạp chân không (cựa cũng bịt rồi). Tập dượt gà như thế lâu ngày gà thêm kín hơi, sau ra giao phong sẽ bền sức, lâu mệt và không hốc.

Cách nuôi gà đá tốt nhất

Om gà để cứng chắc da thịt

Om gà là lấy nồi đất đựng chút nước tiểu, pha thêm chút rượu thuốc, nấu sôi rồi lấy vải bọc dồn đầy ngải cứu và nghệ củ giằm nát. Khi nghệ và ngải lên hơi nóng vắt nhẹ cho nước cốt ra bớt nhằm cho bọc vải thấm thuốc. Đồng thời kiểm tra độ nóng rồi dùng túi ấy để lên thương tích trên mình gà. Làm cách này chẳng những vết tích mau lành, da xương thêm săn mau cứng chắc.

cách nuôi gà đá tốt nhất
Cách om gà giúp da thịt săn chắc.

Cách vần gà, xổ gà

Gà hớt lông, vô nghệ rồi, vài ngày sau, lựa bữa nào ráo trời, bắt gà xổ thử. Xổ đây là tập cho hai gà đá nhau, dượt nhau thử. Ngoài Bắc gọi “vần gà” cũng thế. Lựa hai con gà đồng chạn đồng sức, lấy lá chuối khô, vải và da mềm, bịt cựa lại rồi thả hai con đá nhau trên một bãi đất mềm, bãi cỏ chỉ cụt lúp xúp là tốt nhất. Như đã nói, phải bịt cựa gà đừng cho hai con đâm chém nhau, vì đây là luyện tập.

Tùy gà cựa hay gà đòn, tùy mỗi tay nuôi, mỗi người có cách thức riêng, họ có thể cho hai con đá nhau một nước hay hai, ba nước, mỗi nước độ mười phút. Sau mỗi nước, cho gà nghỉ chừng ba phút. Khi gà thấm mệt, chân bết bát đá không lên nổi, thì cho nghỉ đợi lúc khác xổ nữa. Xổ lâu quá lại hư gà. Cần nhất là xổ có chừng độ, định kỳ mười ngày hay nửa tháng thì xổ một lần. Cũng cần tránh xổ quá nhiều, bởi gà được thét quen tánh, ra trường đến nước nào đó thì lôi thôi không muốn đá nữa là thua.

cách nuôi gà tới pin
Vần gà chọi giúp gà máu chiến hơn.

Vỗ hen cho gà

Xổ gà rồi phải nhớ vỗ hen cho nó. Nếu không vỗ hen, trong họng gà nếu có trầy trụa chút ít, về sau những mụt trong cổ vẫn lành nhưng có thể thành sẹo đóng thành cục lơm đơm vướng chút đờm, gà sẽ khò khè mất sức.

Cách vỗ hen là ôm con gà kẹp chặt bên hông, chân gà hổng đất, đoạn lấy tay nắm đầu gà, một ngón trỏ bẹt mỏ gà ra lớn, tay kia nắm một khăn sạch có thấm nước, bóp cho nước ấy chảy vào họng gà rồi ghì đầu gà chúc xuống, lấy tay vỗ vào họng gà bì bạch. Bao nhiêu nhớt, đàm dãi, lông, cát trong họng đều nhểu ra lòng thòng. Khi hết nhểu là họng gà sạch hãy thôi vỗ. Vỗ hen rồi, dùng khăn ướt khi nãy, bóp vào cổ gà một mớ nước sạch cho trơn cổ và cho nó thấm giọng.

Trong nam, vỗ hen rồi còn có lệ lấy lá trầu tươi, không trầu thì dùng lá ổi, vò nhàu nát, gói một cục muối ăn, cuốn lại rồi nhét vào họng gà cho nó nuốt vào. Làm vậy giúp sạch miệng, sạch cổ, lại ngừa độc. Xong xuôi, tắm sạch cho gà; đem phơi nắng se dịu cho lông khô lông rồi thả vào chuồng cho nghỉ mệt.

Vỗ hen giúp gà tránh các bệnh về hô hấp.

Vô nghệ đầy đủ cho gà

Sau khi xổ, tắm gà rồi là vô nghệ, hay bóp nghệ cho gà bằng nghệ mài sẵn. Nhắc đến mài nghệ, ai có từng chơi gà cũng ngán. Bởi công việc này không cần lao lực nhiều, nhưng ngán ở chỗ nó nhọc cực vô số kể.

Đầu tiên là lấy nắp lu, nắp khạp; lật ngửa, lựa nắp mới thì bén hơn mài mau ra hơn; rồi đổ vào đó một mớ nước, cho vào trong đó một chất thuốc. Mỗi chủ có toa riêng, đem theo kè kè bên mình thường thì bí mật với nhau, những cũng lẩn quẩn mấy vị này: nửa phần nước lã; nửa phần rượu đế; thêm một chút muối bọt, một chút phèn chua (phèn phi tán ra bột). Sau đó dùng nước tiểu con trai và củ nghệ khô, vùi đầu cắm cổ mài, mài đến khi nào nước nghệ đặc sệt như bột hồ khuấy mới chịu thôi.

Tất cả các món trộn đều, ôm gà từng con mà thoa vào. Đặc biệt những chỗ nào lông cắt sát thì thoa đi thoa lại: mồng, mặt, cổ cánh, sườn, hông, đùi non luôn cả cặp chân vừa móng vừa cựa. Thoa xong thì ôm gà ra sân mát lấy bội đậy ngoài nắng dịu (nắng buổi sáng sớm). Chừng nào nghệ rút khô da, khi ấy đem gà vào bóng mát, vào trại, vào chuồng. Gà thoa nghệ, da ban đầu trắng dọt rồi vàng sậm, sau đỏ au.

Cách nuôi gà nhanh tới pin bằng cách quần sương

Cứ mỗi sáng sớm độ bốn năm giờ, phải thức dậy cho gà uống nước. Xong rồi thì đem nó ra quần sương, rồi lại thả con gà giữa sân, muốn đi đâu thì mặc ý. Gà hưởng cái mát mẻ của buổi sáng tinh sương. Tránh không cho gặp gà mái và sợ nhất là gà nhày vướng vào hại hư cựa, hư chân.

Quần sương cho gà vào buổi sáng sớm

Phương pháp thả gà hay quần gà là cốt để tập luyện chân cẳng cho nó. Luôn luôn phải đặt người trông nom. Trước khi thả gà ra sân, nên ngậm chút rượu trắng phun sương sương vào thân mình, đầu cẳng, cho máu chạy điều hòa.

Ban chiều trời dịu nắng cũng đem gà ra phơi cho quen nắng, chiều năm giờ thả, sáu giờ bắt cho vô chuồng. Mỗi sáng và chiều sau khi quần sương quần nắng xong rồi thì cho gà ăn.

Cách nuôi gà đá bo lớn với khẩu phần ăn hợp lý

Thời điểm cho gà ăn tốt nhất là hai khung giờ sau:

  • Sáng từ 8 giờ đến 10 giờ.
  • Chiều lúc mặt trời vừa lặn.

Con gà bị teo là gà dù được nuôi thúc, cho ăn cách mấy nhưng vẫn ốm và không sung sức. Phải truy ra căn bệnh, nuôi cho đến khi nào thấy gà sung mới đem ra đá độ được.

Lúa nước cho gà

Lúa cho gà ăn phải đãi cho thật sạch, không còn vỏ trấu hay hạt lép. Phần ăn của gà rất điều độ, đong có chừng mực. Đợi gà ăn xong có thể nhét thêm vào hòng một viên thuốc giúp khỏi no hơi, sình bụng hay tiêu chảy.

Bổ sung thêm thức ăn cho gà

Nước uống thì nên dựng trong máng lớn, tránh gà đạp đổ, bể có thể trầy chân. Lưu ý nước uống dơ hay có chút cát bụi là phải thay liền. Ngoài ra, nên cho gà ăn thêm rau xà lách; rau cỏ; những thức ăn tẩm bổ, nhưng ít thôi như: thịt bò xắt nhỏ; cá tươi; tôm tép; cào cào; châu chấu,… Tối trước khi đi ngủ, ép gà uống nước thêm một lần nữa cho đồ ăn trong bụng dễ tiêu hóa.

cách nuôi gà săn chắc
Bổ sung thêm các loại thịt tươi trong khẩu phần ăn của gà.

Ngoài ra, muốn phần thắng cao hơn anh em cũng có thể tham khảo cách chọn gà chọi hay; xem chân gà chọi đẹp; bí kíp xem ngày gà đá mà bậc sư kê cất giấu các thủ thuật này bấy lâu.


Tham khảo video:


Câu hỏi thường gặp:

Có nên vỗ béo cho gà chọi không?

Để gà chọi có thể trọng lớn, lớn nhanh, anh em nên vỗ béo cho gà trong giai đoạn dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, sau đó cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để giảm mỡ cho gà.

Có nên thường xuyên vào nghệ cho gà chọi?

Câu trả lời là có, tần suất vào nghệ khoảng 4-7 lần / ngày. Tuy nhiên trước ngày gà thi đấu vài ngày nên tạm dừng ngâm rượu vào nghệ.

Bài viết trên đã tổng hợp hầu như tất cả cách nuôi gà đá bo lớn hay nhất, tốt nhất! Anh em còn bí quyết nào muốn bật mí không? Hãy bình luận ngay bên dưới để chia sẻ nhé! Ngoài ra, anh em hãy thường xuyên truy cập Kiến thức gà đá tại Daga67 để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *